NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 15 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA 22/01/2009 - 22/01/2024

Số lượt xem: 2172

Công tác giải phóng mặt bằng chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ ai. Nếu như đằng sau những dự án, công trình mới là nỗi vất vả của những người làm công tác giải tỏa đền bù thuyết phục người dân giải phóng mặt bằng là một, thì với  những dự án, công trình điện nỗi vất vả gian truân gấp 2, gấp 3 lần. Bởi đây là đây là những công trình có quy mô và tầm quan trọng quốc gia. Khó khăn là thế nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại và vận dụng những chính sách có lợi cho người dân, nhiều người đã mở đường cho đội quân xây lắp điện vào cuộc. Một trong số đố là ông Lê Đình Quang, Chuyên viên cao cấp - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung.

Theo nhiệm vụ được giao, Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung là đơn vị đại diện chủ đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm gần đây như đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông, đường dây 220kV Xêkamãn-Pleiku 2 đi qua các tỉnh Tây nguyên và miền Đông Nam bộ. Và, các dự án mạch 2 đường dây 220kV Đông Hà -Huế, trạm biến áp 220kV Phong Điền đi qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Các dự án đường dây tải điện này đã được lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thỏa thuận, phê duyệt  tuyến đi qua các vùng đồi núi bạc màu, vùng đất người dân không thể canh tác gì được ngoài trồng các loại cây như keo lai, keo lá tràm, bạch đàn,... Tuy nhiên, điều mà Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Trung không ngờ tới là người dân không ủng hộ các dự án này. Nguyên nhân là mức đền bù thấp, người dân chỉ được tiền đền bù phần cây bị chặt bỏ đi để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện. Vì theo quy định của Chính phủ tại Nghị Định 14/2014 -NĐ-CP và quy định của Ủy ban Nhân dân các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, khi đường dây đi qua vùng đồi núi, đất bạc màu khó canh tác thì chỉ hỗ trợ hạn chế khả năng sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất với mức hỗ trợ 30%  chứ không bồi thường thu hồi đất. Tuy nhiên, với mức giá bồi thường hỗ trợ 30%, người dân không có đủ kinh phí để cải tạo đất, chuyển đổi cây trồng phù hợp mà sẽ trồng lại các loại cây đã trồng trước đây. Do vậy, người dân ở khu vực này đã không chịu giao đất, không nhận tiền hỗ trợ đền bù.

Sau nhiều ngày đi thực địa, gặp gỡ người dân và nghiên cứu các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ giải phòng mặt bằng hành lang lưới điện, ông Lê Đình Quang nhận thấy tại Điều 10-Nghị định 47/2015 NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ có nêu: "Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì việc xác định mức bồi thường thiệt hại do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế  tại địa phương quy định cụ thể". Vì vậy, có thể vận dụng Điều 10 của Nghị định 47/2015 làm cơ sở đề xuất giải pháp hỗ trợ cải tạo đất chuyển đổi cây trồng trong hành lang an toàn lưới điện.

 Ông Lê Đình Quang đã cùng các đồng nghiệp của mình là các anh Lê Minh Hiếu, Lê Đức Ngọc, Trần Hoài Bảo… là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác đền bù cùng trao đổi, bàn bạc cụ thể rồi chủ động mời đại diện các Sở Tài Nguyên Môi trường, Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng trao đổi, nghiên cứu, xem xét, vận dụng các chính sách liên quan để hỗ trợ cải tạo đất trồng cây lâu năm bị ảnh hưởng trong hành lang tuyến, tạo điều kiện cho các hộ dân có thêm kinh phí cải tạo đất chuyển đổi cây trồng trên diện tích đã giải tỏa. Đồng thời, tiến hành khảo sát thực địa, nắm bắt từng vị trí  địa hình, độ dốc ...để có mức hỗ trợ sát thực tế báo cáo Ủy ban Nhân dân các tỉnh xem xét, phê duyệt.  

 Trên cơ sở đề xuất của Ban quản lý dự an các công trình điện Miền Trung, ý kiến của các cơ quan chuyên môn của tỉnh , Ủy ban Nhân dân các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị đã đồng ý và ban hành quy định hỗ trợ cải tạo đất, chuyển đổi cây trồng cho diện tích bị ảnh hưởng trong hành lang với mức 3.560 đồng/m2. Giải pháp hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân cải tạo đất để chuyển đổi cây trồng do ông Lê Đình Quang cùng nhóm tác giả đề tài của Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Trung đề xuất đã tạo ra hiệu ứng tích cực, được chính quyền địa phương phê duyệt, tạo được sự đồng thuận cao của người dân.  Chỉ trong vòng 2 tháng, cơ bản các hộ dân đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công. Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bẳng, điều ý nghĩa nhất là giải pháp này không những áp dụng ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế mà có thể áp dụng ở các địa phương có đất trồng các loại cây phù hợp với địa hình thổ nhưỡng của các dự án truyền tải điện tại khu vực Miền Trung.

Giải pháp hỗ trợ cải tạo đất chuyển đổi cây trồng trong hành lang an toàn lưới điện để giải quyết khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng các Dự án Mạch 2 tuyến đường dây 220kV Đồng Hới -Đồng Hà, Đông Hà -Huế của nhóm tác giả Lê Đình Quang, Lê Minh Hiếu , Lê Đức Ngọc và Trần Hoài Bảo đã được lãnh đạo Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Trung xét duyệt, khen thưởng. 

 Nói về những khó khăn đối với những người làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng thường gặp, ông Lê Đình Quang kể lại một kỷ niệm khó quên trong đời của một Cán bộ lãnh đạo là khi anh trực tiếp chỉ đạo dự án đường dây 220kV đấu nối nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4  trên địa bàn huyện Buôn Đôn; Mùa hè ở Đăk Lắk nắng nóng gay gắt, trời đất như cháy bỏng, khô cằn . Tuy chỉ với 23 vị trí móng và 6,7 km chiều dài đường dây nhưng vị trí móng nào, khoảng cột nào cũng gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng, một phần do xuất hiện nhiều giống cây kiểng, mai vàng, cây gỗ quý, cây bầu gió,... mà  những người dân tranh thủ trồng qua đêm ở các vị trí móng và trên hành lang tuyến nhằm trục lợi dự án. Ông Lê Đình Quang đã bàn bạc với anh em cán bộ, công nhân trên công trường, phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng ở địa phương áp dụng nhiều biện pháp vừa tuyên truyền vận động, giải thích, thuyết phục bà con trong diện đền bù. Chỉ trường hợp hộ dân nào không chấp hành mới xử lý theo quy định của pháp luật. Công tác cưỡng chế thi công được thực hiện liên tục hàng ngày,  trong hơn 1 tháng ròng rã mới giải quyết được vấn đề mặt bằng để nhà thầu vào đúc móng, dựng cột, kéo dây...  đem lại niềm vui trên công trình.

Là Phó giám đốc Ban quản lý dự án các công trình điên Miền Trung, phụ trách lĩnh vực đền bù, tái định cư, vật  tư thiết bị đồng thời là thành viên Ban chỉ đạo và Tổ trưởng tổ quyết toán các dự án hoàn thành - Trực tiếp chỉ đạo điều hành nhiều dự án trọng điểm, cấp bách nhằm tăng cường và kịp thời cung cấp điện cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội qua hệ thồng truyền tải điện quốc gia, nổi trội như các dự án đã hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành gần đây như đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông, đường dây 220kV Xêkamãn-Pleiku 2, trạm biến áp 500kV Pleiku 2,…và các dự án đường dây và trạm biến áp 220kV khu vực Tây nguyên, …  ngoài còn chỉ đạo và điều hành các dự án lưới điện 220kV đấu với nhà máy luyện nhôm Đăk Nông, các trạm biến áp 220kV Đăk Nông Phong Điền; Điều hành để hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng đường dây 500kV Quảng Trạch -Dốc Sỏi; Các đường dây 220kV Bình Long - Tây Ninh Hòa Khánh - Hải Châu ...

Trong điều kiện năm 2017 và các năm tiếp theo các địa phương có những quy định mới về công tác đăng ký kế hoạch sử dụng đất, thủ tục thu hồi đất, giao đất xây dựng công trình; Công tác đền bù giải phóng mặt bằng có những vấn đề bất cập về chế độ chính sách so với tiến độ các công trình thì thời gian để hoàn thành các thủ tục về giải phóng mặt bằng hết sức khó khăn. Thế nhưng, ông Lê Đình Quang đã trực tiếp và chỉ đạo cán bộ, chuyên viên  bám sát các địa phương, các ban ngành liên quan để  kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với tư vấn thiết kế, tư vấn đo đạc giải thửa để kịp thời xử lý các vướng mắc về đo vẽ địa chính, khảo sát thiết kế ngay tại hiện trường, tạo điều kiện cho các nhà thầu xây lắp đẩy nhanh tiến độ thi công....

Những năm tháng công tác tại Ban quản lý dự án các công trình điện Miền Trung, ông  Lê Đình Quang bằng tâm huyết, đã đem cả sức lực và trí tuệ của mình, cùng tập thể kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ ...của đơn vị triển khai xây dựng các công trình  đường dây và trạm biến áp trên khu vực Miền Trung, Tây Nguyên, một số công trình ở các tỉnh phía Nam. phía Bắc... đưa điện về khắp mọi miền đất nước ở khu vực Miền Trung, Tây Nguyên ... góp phần phát triển kinh tế -xã hội trong tiến trình đổi mới của đất nước./.

 

06/07/2018
 

 

» PHÁT ĐỘNG THI ĐUA DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3 TỪ QUẢNG TRẠCH (QUẢNG BÌNH) ĐẾN PHỐ NỐI (HƯNG YÊN)

» THI CÔNG XUYÊN TẾT TRÊN CÔNG TRƯỜNG DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3 QUẢNG TRẠCH PHỐ NỐI

» Văn hóa doanh nghiệp: Văn hoá học tập - Nét đẹp trong Văn hoá EVN/EVNNPT và CPMB

» CPMB - Hành trình 35 năm đưa dòng điện vươn xa

» Lễ đặt biển TBA Vân Phong

» Ký sự: Chuyện về đường dây 500KV (Tập 4)

» Ký sự: Chuyện về đường dây 500KV (Tập 3)

» Ký sự: Chuyện về đường dây 500KV (Tập 2)

» Ký sự: Chuyện về đường dây 500KV (Tập 1)

» Bản tin 12 giờ ngày 28 tháng 11 năm 2022

» Ký sự truyền hình: Đường dây thế kỷ - Tập 5: Thắp sáng buôn làng

» 5 năm – Một dự án truyền tải điện vẫn đợi mặt bằng

» CÁC DỰ ÁN GIẢI TỎA CÔNG SUẤT CHO NMNĐ BOT VÂN PHONG 1: TĂNG TỐC VỀ ĐÍCH

» Phóng sự: Phát triển hạ tầng truyền tải điện gắn với quy hoạch điện VIII

» Đẩy nhanh tiến độ các dự án truyền tải điện

» Câu chuyện hôm nay: Làm gì để dự án điện cấp bách về đích đúng hẹn?

» Những hoạt động nổi bật của EVNNPT năm 2021

» Quảng Nam: Tổ chức bảo vệ thi công đường dây 500Kv

» Đóng điện đường dây 500kv mạch 3 đoạn dốc sỏi - Pleiku 2 (VTV8)

» EVNnews Số 48 năm 2021

» Tháo gỡ khó khăn công tác đền bù giải phóng mặt bằng đường dây 500kV mạch 3 tuyến Dốc Sỏi- Pleiku 2

» Giải bài toán áp lực truyền tải điện

» Bản tin ngành điện tháng 8

» Trạm biến áp 220kV Ninh Phước và đấu nối được gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ III

» EVNNPT làm việc với tỉnh ủy Hà Tĩnh liên quan đến công tác BTGPMB dự án Đường dây 500kV nhiệt điện Quảng Trạch - Vũng Áng và Sân phân phối 500kV Trung tâm điện lực Quảng Trạch

» Chuyên mục Năng lượng và Cuộc sống: Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kV mạch 3

» Phó Thủ tướng Trịnh Dũng làm việc với UBND thành phố ĐN về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đường dây 500Kv mạch 3 - VTV1 19h

» Phó Thủ tướng Trịnh Dũng làm việc với UBND thành phố ĐN về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đường dây 500Kv mạch 3 - VTV8 18h

» Thời sự 19h VTV1 (18/02/2020) - Chậm tiến độ đường dây 500Kv Bắc Nam mạch 3

» Đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, an toàn lao động trên công trình ĐZ 500kV mạch 3

» Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tại Gia Lai của đường dây 500 Kv mạch 3

» Tết sớm trên công trường DZ 500Kv Mạch 3 - Thời sự 19h VTV1

» Khởi công các dự án ĐZ 500 kV Nhiệt điện Quảng Trạch – Vũng Áng và sân phân phối 500 kV TTĐL Quảng Trạch, ĐZ 500 kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi, ĐZ 500 kV Dốc Sỏi – Pleiku 2

» Phim kỷ niệm 30 năm thành lập CPMB (07/7/1988-07/7/2018)

» Các công trình trọng điểm giai đoạn 2011 đến nay

» Hội diễn văn nghệ và teambuilding chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập CPMB (07/7/1988-07/7/2018)

» EVN làm việc với các địa Phương về triển khai ĐTXD ĐZ 500kV Mạch 3 Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2

» Bản tin EVNnews số 39 đưa tin EVNNPT sẵn sàng ứng dụng công nghệ 3D cho các dự án lưới điện

» Phóng sự trên kênh Truyền hình Thông tấn ngày 19/7/2016: 10 năm Trạm 220 kV Vũng Tàu mới có thể giải phóng mặt bằng

» Bản tin Thời sự VTV1 ngày 30/3/2016: Kết nối truyền tải điện với Lào

» Phóng sự trên kênh Truyền hình Quốc hội ngày 11/02/2016: "Xuân về trên công trình điện Quốc gia"

» Phóng sự trên kênh truyền hình Nhân dân ngày 08/02/2016: "Đón tết cùng công nhân ngành điện"

» Phóng sự trên HTV1 18h30 ngày 07/02/2016: Đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố Hà Nội trong dịp Tết Bính Thân 2016

 

 

 

 

 

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH

ĐIỆN MIỀN TRUNG

Giấy phép số: 150/GP-STTTT ngày 16/04/2014 do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cấp.
Địa chỉ: 207- Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Phường Khuê Trung - Quận Cẩm Lệ - Tp Đà Nẵng
Copyright 2013 AMT
Allright reserved. Power by AMT

Điện thoại: 0236.2220366
Fax: 0236.2220367

 

HỖ TRỢ

Liên hệ ban biên tập
Liên hệ quảng cáo
Emaill hỗ trợ
Đóng góp ý kiến
MẠNG XÃ HỘI

Facebook
Twitter
RSS